Đi Về // Asterisks Fill Infinite Circles

An invitation to gather and reflect | Một lời mời để sum họp và nghĩ ngợi

Works in progress by Karen Thảo La | Trưng bày các tác phẩm đang thành hình của Karen Thảo La

Curator: Linh Lê | Giám tuyển: Linh Lê 

02.-04.11.2023 at Que Kaarem

118 Phạm Viết Chánh, Phường 19, Bình Thạnh, TP. HCM

Đi Về // Asterisks Fill Infinite Circles is a compilation of  visual, textual and sonic fragments from Canadian-Vietnamese artist Karen Thảo La’s personal repository, which are the tokens of her winding journey of returning home to ancestral sites of sustenance and heartbreak. This state of meandering — at times aimless, at others with intention — demonstrates her making sense of and coming to terms with fate, (familial) nostalgia, migration, love, and healing over the past 5 years. What started as a presentation of works in progress, rather personal, and spontaneous, has now aspired to serve as a common ground for processing current collective grief and frustration of continued displacement of people, and finding ways to (re)act together.

Đi Về // Asterisks Fill Infinite Circles là một tổ hợp những mảnh vụn hình ảnh, từ và tiếng, âm thanh từ kho lưu trữ cá nhân, hay còn là kỷ niệm của một hành trình khúc khuỷu tìm về quê cha đất mẹ, và tan vỡ của Karen Thảo La — nghệ sĩ và người làm văn hoá người Canada gốc Việt. Khi vô định lúc hữu ý, trạng huống lãng du trải dài 5 năm của nghệ sĩ cho thấy một quá trình hiểu và chấp nhận số phận, hoài niệm thân bằng quyến thuộc, di cư, tình yêu, và sự chữa lành. Ban đầu, được hình dung như một cuộc trưng bày thân mật và ngẫu hứng các tác phẩm đang thành hình, nhưng với bối cảnh hiện tại, sự kiện mong muốn trở thành một cứ điểm để ta tiêu hoá những phiền muộn và bất bình chung khi nhiều người vẫn đang lâm vào cảnh ly tán, để rồi cùng tìm ra cách mà ta có thể phản ứng-hành động. 

In Conversation with Linh 

ENGVN

1. Braiding with you 

collective experience, freshly-harvested banana leaves 

[KTL] A simple hope to share space by braiding and weaving banana leaves, together; without any particular outcome. 

“Braids, plaited of three strands, are given away as signs of kindness and gratitude” — Robin Wall Kimmerer, Braiding Sweetgrass.  

[LL] This activity is an act of resistance to the attention economy, which treats human attention as a scare economy. It suggests a possibility of comfortably existing together even when we don't know each other.

Tết lá cùng nhau

trải nghiệm tập thể, lá chuối vườn nhà trồng được

[KTL] Chỉ đơn giản là có thể cùng nhau hiện diện bằng cách tết hoặc đan lá chuối mà không mong đợi gì.

“Thắt bím 3 chùm được hiểu là chỉ dấu của lòng bao dung và sự biết ơn" — Robin Wall Kimmerer, Braiding Sweetgrass.  

[LL] Hoạt động là một nỗ lực chống lại nền kinh tế chú ý — là nền kinh tế xem sự chú ý của con người như một món hàng khan hiếm. Hoạt động này đề xuất một khả thể của việc chúng ta có thể ngồi cùng nhau một cách thoải mái dù ta chẳng hề biết nhau.

2. Vú Sữa // The Dreaming World   

single-channel colour video, 48 minutes - Vú Sữa, acupuncture needles, ceramic pedestal stands

[KTL] When my grandma would return from her trips to Vietnam, she would always bring back a suitcase filled with Vú Sữa carefully wrapped in newspaper. In The Dreaming World, I feel and prick Vú Sữa intuitively with acupuncture needles as a metaphor for the journey of addressing intergenerational wounds and offer the pricked Vú Sữa to honour ancestors who were lost along migratory journeys. Vú Sữa, when translated directly, means breast milk. 

[LL] The tale of the Vú Sữa tree in Vietnamese folklore honours unconditional maternal love, and represents a child's remorse for disrespecting his mother when she was still alive. According to the story, when the child finally came home to his mother’s disappearance, the Vú Sữa tree outside of his house started dropping its fruits for tree times. The first time he took a bite, it was acrid. The second time he bit into the hard seed. Then the third time, he could finally have a taste of the sweet milk-like liquid oozing out from the fruit. The story suggests only through a certain amount of negotiation with oneself, or one's environment that a person can understand their mother's love. In a seemingly similar attitude, acupuncture or châm cứu suggests a process of healing/curing, but not of immediate relief. 

Vú Sữa // Thế giới mơ màng 

video màu  đơn kênh, 48 phút - vú sữa, kim châm cứu, đĩa gốm

[KTL] Mỗi lần bà ngoại tôi trở về từ Việt Nam, bà luôn đem theo một vali chứa đầy vú sữa được gói trong giấy báo. Trong tác phẩm Thế giới mơ màng, tôi sờ và dùng kim châm đâm vào quả vú sữa một cách bản năng như một ẩn dụ cho hành trình đối diện những vết thương liên thế hệ. Rồi tôi mang những quả vú sữa đã được châm cứu dâng cho tổ tiên, những người đã ra đi trong hành trình di cư. 

[LL]Truyện cổ tích cây vú sữa đề cao tình yêu vô điều kiện của người mẹ, và sự hối hận của người con vì đã không nghe lời mẹ mình khi bà còn sống. Theo sự tích này, khi người con trở về nhà và không thấy mẹ, cây vú sữa trước nhà bắt đầu rụng trái ba lần. Lần đầu cậu ta cắn thấy chát. Lần thứ hai cậu cắn phải hạt quả thì cứng. Đến lần thứ ba, cậu cuối cùng cũng nếm được hương vị ngọt ngào của thứ dung dịch trắng như sữa chảy ra. Câu chuyện nhắc nhở rằng chỉ khi trải qua một quá trình thương thảo với chính mình hay môi trường sống thì một người mới có thể thấu hiểu được tình mẹ. Cũng tương tự thế, châm cứu gợi lên một quá trình chữa lành dài lâu.

3. I Speak Vietnamese

silk, engraving ink, gold thread - 95 cm x 95 cm

[KTL] The symbols and numbers printed on this textile work come directly from an An Giang lottery ticket. I thought a lot about the person who sold it to me and marginalized people and pondered “số phận của con người”; how we don’t control the circumstances, environment, and language we’re born into. Embroidered with a singular gold thread, ‘Tôi nói tiếng Việt’ is a declaration of persistence despite scarcity. 

[LL] The story of one mace of gold that was lost at sea often resurfaces in the mother’s story. A moment of greatest despair and helplessness, now comes back as gentle as a benevolent ghost of yesteryears. In Vietnamese, a mace of gold is homonymous with a golden thread.

Tôi nói tiếng Việt 

lụa, mực con dấu, chỉ vàng - 95 cm x 95 cm

[KTL] Các ký hiệu và con số được in trên tác phẩm vải lụa này được lấy từ chính chiếc vé số An Giang. Tôi nghĩ khá nhiều về người đã bán chiếc vé số này cho mình, cả những người bán vé số khác, và ngẫm nghĩ “số phận của con người"; về việc ta chẳng chọn cho mình hoàn cảnh, môi trường và ngôn ngữ khi ta sinh ra. Cụm từ ‘Tôi nói tiếng Việt', được thêu bằng một sợi chỉ vàng, như một tuyên ngôn cho sự bền bỉ dù trong thiếu thốn. 

[LL] Câu chuyện một chỉ vàng đánh mất ở biển thường xuất hiện trong chuyện kể của mẹ. Một khoảnh khắc của đau khổ và bất lực cùng cực giờ đây dịu dàng ghé thăm hiện tại như một bóng ma hiền lành của những năm xưa. Trong tiếng Việt, chỉ vàng có thể chỉ hai vật khác nhau.

Installation and stills from Still Processing / Vẫn đang tiêu hoá

4. Still Processing

single-channel colour video - 12 minutes 

[KTL] Video and audio phone recordings from Vietnam and Canada are collaged together in this nonlinear personal documentary — an ongoing process of rooting and reconciliation, threaded together with sounds created through the practice of learning to play the đàn bầu — zooming in on everyday gestures of care and love. 

[LL] Over the past five years, Karen Thảo La has taken many trips going between places: Vancouver and Saigon, Saigon and Cà Mau and then Sài Gòn and Vancouver. What seems like a smooth, seamless transition between sceneries and time zones are frequently punctuated by the clumsy, sometimes out-of-tune melody. Such a combination suggests La's innate longing for reconciliation with her identities as well as her family's troubled history.

Vẫn đang tiêu hoá

video màu đơn kênh - 12 phút

[KTL] Thước phim phóng sự cá nhân này được dựng lên bằng cách cắt ghép một cách phi tuyến tính các video và ghi âm điện thoại ở Việt Nam và Canada. Một quá trình vẫn còn đang tiếp diễn của sự đâm rễ và hoà giải, âm thanh từ buổi tập đàn bầu được quấn bện vào những khung hình — cái nhìn cận những cử chỉ quan tâm và thương yêu thường ngày.

[LL] Trong 5 năm qua, Karen Thảo La dịch chuyển không ngừng giữa các nơi chối: Vancouver và Sài Gòn, Sài Gòn và Cà Mau, và rồi Sài Gòn và Vancouver. Cái tưởng như sự chuyển cảnh mượt mà, không đứt gãy giữa những khung cảnh và múi giờ thường xuyên bị gõ nhịp bởi một giai điệu vụng về và đôi khi lệch tông. Sự kế hợp lạ kỳ này có lẽ gợi nhắc mong muốn cố hữu của cô về việc chấp nhận những danh tính cũng như lịch sử gia đình trúc trắc.

Apart from her latest moving-image and performative works, Karen Thảo La invites everyone to join her in creating a shared experience through the simple act of leaf-braiding. On November 3rd, from 5pm – 6pm, the session will be joined by Kenny Nguyen and Miên Pham, with a live experimental sound bath.

Bên cạnh các tác phẩm hình ảnh động và trình diễn, Karen Thảo La mong muốn tạo ra trải nghiệm chung cùng với những người ghé đến thông qua hành động thắt lá giản đơn. Ngày 3 tháng 11, từ 17g đến 18g, chúng ta sẽ cùng đẫm mình trong âm thanh của chuông xoay cùng với Kenny Nguyễn và Miên Phạm.


*Prints 

Risograph print on 200gsm natural white paper, edition of 50 

This print is a still from the performance video ‘Vú Sữa // The Dreaming World.’ All proceeds from the sale of the print will go towards Medical Aid for Palestinians, an NGO working for the health and dignity of Palestinians living under occupation and as refugees.

*Tranh in

tranh in riso trên giấy trắng tự nhiên 200gsm, 50 bản

Tranh in này được lấy từ một cảnh trong tác phẩm video trình diễn Vú Sữa // Thế giới mơ màng. Tất cả lợi nhuận sẽ được ủng hộ cho quỹ Medical Aid for Palestinians, một tổ chức phi lợi nhuận đấu tranh vì sức khoẻ và danh dự của người Palestine đang bị đô hộ và tha thương.

•    •    •

About the curator

Linh Lê is a curator, writer and researcher currently based in Sài Gòn. Her work taps into the performativity of archives, space, and the body in artistic practice. In 2020, she was selected for a curator exchange between Vietnam and Sydney – a programme by 4A Center with support from the Australian Council. Some of her previous projects include Măng Ta journal and the CáRô arts education programme. She holds a BA (Honours) in Arts Management from Essex University and the Nanyang Academy of Fine Arts (Singapore).

Karen Thảo La & Linh Lê would like to thank | Karen Thảo La & Linh Lê xin chân thành cảm ơn:

Que Kaarem, Elaine Trần, Miên Phạm, Kenny Nguyễn, Chương Phạm, Christopher Vĩnh-An Lưu, We Do Good Riso, Lê Quốc Huy, Bel, Ném Space, Hoàng Thị, Biben Hải Ngọc Hải Cơ Sở Khắc Chữ

Using Format